Sunday, July 6, 2014

Gia phả Việt Nam

Giới thiệu
Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có Tổ Tiên trước rồi sau có mình.


Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học phỏng đoán thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ, hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế (khoảng nǎm 476-545). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký (ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên).
Mới đầu gia phả xuất hiện chỉ trong Hoàng tộc cùng giới quan lại, nhà Lý có Hoàng Triều Ngọc Điệp - năm 1026; nhà Trần có Hoàng Tông Ngọc Điệp, nhà Lê có Hoàng Lê Ngọc Phả... Cùng với sự xuất hiện các gia phả của Hoàng tộc là gia phả của các danh gia, quan lại và cứ thế lan rộng, phổ biến ghi chép gia phả trong nhân dân.
Trước đây, gia phả chủ yếu được ghi chép bằng chữ Hán-Nôm, nhưng số người giỏi không nhiều, qua nhiều năm chiến tranh, nhiều bộ, cuốn gia phả của nhiều dòng họ cũng mất dần...
Ngày nay, khi đời sống được cải thiện, “phú quý sinh lễ nghĩa”, mọi người đã có nhiều điều kiện để nhìn lại dòng tộc mình hằng mong tìm lại cội nguồn – cái nôi đã sản sinh ra mình ra gia tộc của mình. Và gia phả chính là phương tiện để ghi lại dòng tộc đang hiện hữu trong tâm thức của mỗi chúng ta. Đó cũng là những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Việt Nam.
Việc thay tên đổi họ đã từng xảy ra trong lịch sử, đặc biệt là những dòng họ vì lý do tồn tại mà phải đổi thành họ khác. Ví như khi nhà Lý chuyển ngôi sang nhà Trần, một số con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn để tránh bị thị phi. Hoặc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, khi nhà Mạc đổ thì con cháu họ Mạc cũng phải đổi sang họ khác.
Giờ đây chúng ta thường có khái niệm “vấn tổ tầm tông” – mà gia phả là một trong những “chỉ điểm” chính xác và lâu đời nhất. Từ xưa, ông cha ta rất có ý thức về cội nguồn nên thường mở đầu một bản gia phả bằng cách ghi gốc tích dòng họ mình, ví như: “Họ Nguyễn ta vốn gốc từ thôn X, xã Y, huyện Z...”. Chính nhờ những dòng ghi chép này mà người ta có thể tìm hiểu để nối phả. Nối phả là xem xét gốc tích cụ tổ dòng họ mình, tìm về gốc tổ, so sánh gia phả để phát hiện ra cụ tổ của dòng họ mình thuộc chi nào, nhánh nào từ một dòng họ có gốc gác lâu đời hơn.
Hiện nay, trong trào lưu chung, nhiều dòng họ đang tiến hành viết lại gia phả. Có những dòng họ có điều kiện thì in ấn rất đẹp và trang trọng. Việc viết lại gia phả là rất cần thiết, bởi vì, gia phả của các cụ ta xưa viết bằng chữ Hán-Nôm, nay số người biết chữ Hán-Nôm trong các làng xã đã rất hiếm hoi, nếu không kịp thời dịch ra quốc ngữ thì nguy cơ mất mát, thất lạc…sau này có thể không còn ai đọc được gia phả nữa. Mà đã dịch ra quốc ngữ thì nhân tiện, những người “phụ trách” vấn đề gia phả biên soạn lại cho hợp lý hơn và bổ sung thêm những chi tiết mới.
Mặt khác, đất nước ta trải qua mấy mươi năm chiến tranh, bộn bề công việc, nhiều dòng họ chưa có điều kiện bổ sung gia phả mà các thành viên trong dòng họ thì được bổ sung thường xuyên theo thời gian. Người già mất đi, lớp trẻ sinh ra và lớn lên thay thế. Trung bình cứ 25-30 năm đã là một thế hệ mới. Vì vậy, việc viết lại và tục biên gia phả là điều không thể không làm. 

Cấu trúc Gia phả
Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chữ nghĩa chân phương, có nội dung cơ bản như sau:
1. Nhan đề hay tên gia phả (...ngọc phả, ... tộc phả, ...gia phả và ...phả chí).
2. Năm (Niên đại) viết gia phả hoặc bản sao, nơi thực hiện viết gia phả.
3. Tác giả (người biên soạn, sao chép gia phả).
4. Phả tựa : nguồn gốc xuất xứ của gia tộc, hành trạng của Thuỷ tổ.
5. Phả đồ (cây phả hệ) vẽ theo hình cây từ gốc (Thuỷ tổ) - chi - nhánh. Thường chỉ tên của đinh nam, không ghi nữ.
6. Mục lục ngày giỗ của tổ tiên.
7. Phả hệ ghi thế thứ các đời từ Thuỷ Tổ cho đến các thế hệ con cháu sau này. (Đời thứ nhất, đời thứ hai, đời thứ ba...). Bố cục của phả hệ:
· Đời thứ, Tên (gồm tên huý, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường, ảnh, video). Con trai thứ mấy của ai? Đổi tên, đổi họ
· Ngày tháng năm sinh (mất), giờ (nếu nhớ). Mộ nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Thời gian nào?
· Hành trạng, Học hành, thi cử, đỗ đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất.
· Vợ: chính thất (vợ cả), kế thất (vợ thứ),... Họ tên, tên hiệu, con thứ mấy của ai? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên.
· Con cái (con đẻ con nuôi): Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau).
· Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng... Những lời dạy bảo con cháu đời sau (di huấn), những lời di chúc...
· Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền...đó là những tài sản quý giá mà chúng ta để thất truyền, chưa biết khai thác.
8. Tộc ước hay còn gọi là điều lệ của dòng họ. Đây là những quy định-quy ước trong tộc họ, đặt ra nhằm ổn định tộc họ, có công thưởng, có tội phạt, tất nhiên là phải phù hợp với luật pháp chung.
· Với một tộc họ lớn, có thể có nhiều tông nhánh, chi phái. Phần này sẽ ghi những thông tin chi phái, ai là bắt đâu chi, chi hiện ở đâu, nhà thờ chi...
· Những thông tin khác về tài sản hương hỏa, bản đồ các khu mộ tiền nhân v.v.
9. Lễ nghi trong dòng họ, những bài văn tế tổ vào các lễ tiết.
10. Ghi chép về điền thổ, ruộng hương hoả của dòng họ.
Xây dựng Gia phả

Gia phả được hiểu là lịch sử của một dòng họ. Để cho gia phả có giá trị, phát huy được tác dụng đối với con cháu, qua xây dựng gia phả của một số dòng họ có mấy vấn đề như sau:
- Thứ nhất, phải hiểu rằng, viết gia phả là viết sử, sử của dòng họ, chứ không phải viết văn. Vì thế, hành văn phải ngắn gọn, giản dị, trong sáng, dùng từ phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, không nên dùng ẩn nghĩa, gây hiểu nhầm.
- Thứ hai, viết gia phả là sưu tầm, biên soạn những tư liệu về cuộc sống đã qua của các bậc tiên tổ cũng như nhiều thế hệ trong dòng họ để nêu cao truyền thống tốt đẹp của dòng họ để cho con cháu noi theo.
- Thứ ba, muốn viết gia phả phải có một hội đồng. Người chép phả phải là người có kiến thức sâu rộng (nhất là kiến thức về lịch sử) để khi viết về nhân vật nào, thời đại nào, đều có thể hình dung được bối cảnh lịch sử của thời kỳ đó. Không nên thiên vị chi nọ, cành kia, gây ấn tượng không tốt cho con cháu về sau.
- Thứ tư, không nên duy trì quan điểm “trọng nam khinh nữ” mà không ghi tên con gái trong gia phả, vì như thế sẽ gây khó khăn cho việc tìm hiểu tư liệu sau này.
Có nhiều cách trình bày gia phả. Có thể viết theo chiều ngang, tức là những người bằng vai, cùng thế hệ thì viết về họ cùng một lượt, sau đó mới viết đến thế hệ sau. Có thể viết theo chiều dọc, tức là chép từng chi, từ trên xuống dưới, hết chi này đến chi kia.. Điều này thường được quyết định bởi hội đồng viết gia phả của từng họ.

Xây dựng gia phả như thế nào?
Trong tiếng Việt, khi nói tới tam, tứ, ngũ đại đồng đường là những khái niệm nhằm chỉ đến ông, bà, con, cháu, chắt, chút. Đó là thể hiện hệ thống thân thuộc nội tộc, dòng họ là kết quả tinh hoa văn hoá Việt từ ngàn đời nay. Và sự ra đời của “Gia phả” là một tất yếu ghi lại quá trình phát triển của dòng họ - thường là những gia tộc có người đỗ đạt làm quan.

Ngày nay, khi đời sống được cải thiện, mọi người đã có nhiều điều kiện để nhìn lại dòng tộc mình hằng mong tìm lại cội nguồn “vấn tổ tầm tông” cái nôi đã sản sinh ra mình ra gia tộc của mình. Và gia phả là phương tiện phản ánh những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc. Cũng chính nhờ những dòng ghi chép gia phả mà người ta có thể tìm hiểu để nối phả. Nối phả là xem xét gốc tích cụ tổ dòng họ mình, tìm về gốc tổ, hay tìm lại những trường hợp thay tên đổi họ đã xảy ra trong lịch sử ví như nhà Lý mất ngôi, hoặc nhà Mạc thất sủng.
Mặt khác, đất nước ta trải qua mấy mươi năm chiến tranh, bộn bề công việc, nhiều dòng họ chưa có điều kiện bổ sung, mà gia phả nên được bổ sung thường xuyên theo thời gian. Người già mất đi, lớp trẻ sinh ra và lớn lên thay thế. Trung bình cứ 25-30 năm đã là một thế hệ mới. Hiện nay số người biết chữ Hán-Nôm trong các làng xã đã rất hiếm hoi, nếu không kịp thời dịch ra quốc ngữ thì nguy cơ mất mát, thất lạc…sau này có thể không còn ai đọc được gia phả nữa.

Văn phòng Nôm Na đang viết tiếp truyền thống, đang xây dựng kho thư viện gia phả lưu trữ lâu dài bằng việc số hoá đưa vào máy tính. Văn phòng đã hoàn thành số hoá “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”, từ điển chữ Nôm tra cứu với 37.700 mục từ, Truyện Kiều, bộ phông 22.100 chữ Nôm, thơ Hồ Xuân Hương chữ Nôm - Quốc Ngữ - tiếng Anh, thư viện số 1258 cuốn sách Hán Nôm, xuất bản “Giúp đọc Nôm và Hán Việt”... Bên cạnh đó chúng tôi cung cấp dịch vụ dịch tài liệu Hán-Nôm, gia phả Hán-Nôm, tư vấn về và xây dựng gia phả, in gia phả trên giấy “dó” nguyên bản, bản dịch Quốc ngữ, xây dựng chương trình trên máy vi tính và internet để lưu trữ, tra cứu...

Các dòng họ phổ biến ở Việt Nam

Họ người Việt gồm các họ của người thuộc dân tộc Việt. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Dương nên chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc lẫn các nước vùng Ấn Độ hay dân tộc Chàm, cho nên họ người Việt cũng vậy. Nhưng đa số họ được đọc khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay các nước lớn khác. Các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều đại trong lịch sử nước này.

Phần lớn các họ phổ biến ở Việt Nam gắn liền với các triều đại phong kiến Việt Nam. Họ phổ biến nhất của người Việt là họ Nguyễn, theo một thống kê năm 2005 thì họ này chiếm tới khoảng 38% dân số Việt Nam. Đây là họ của triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng, triều nhà Nguyễn. Các họ phổ biến khác như họ Trần, họ Lê, họ Lý cũng là họ của các hoàng tộc từng cai trị Việt Nam, đó là nhà Trần, nhà Tiền Lê - Hậu Lê và nhà Lý.

Sau đây là danh sách họ phổ biến của người Việt:
AnÁnhÂnÂuẤu
BạcBạchBàngBànhBảo/BửuBế
BiệnBồBùiCaCáiCam
CaoCátCầmCấnChâuChế
ChiêmChuChungChửChương
CungCựDanhDoãn
DươngĐàmĐan/ĐơnĐàoĐặngĐậu
ĐiềnĐinhĐoànĐỗĐồngĐổng
ĐườngGiảGiangGiápHạ
HànHìnhHoaHoàng/HuỳnhHồHồng
HứaKhâu/KhưuKhổngKhuKhuấtKhúc
KiềuKimLaLạcLạiLâm
LiễuLụcLữ/LãLư/LôLương
LưuMaMạcMai
NghiêmNgôNgụyNguyễnNhâm/Nhậm/NhiệmNhữ
NôngÔngPhạmPhanPhiPhí
PhóPhùngPhươngQuáchQuảnTạ
TàoTăngThạchTháiThânThập
ThếThiThôiTiêuTòngTôn
TôngTốngTràTrầnTriệuTrình
TrịnhTrưngTrươngTừUôngVăn
ViViênVũ/VõVươngXaYên
Gia phả Việt